Bãi rác trên phố
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).'Minigame Party: Pocket Edition' được hồi sinh với 12 thứ tiếng
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Cước tàu biển bất ngờ tăng gấp đôi, vì sao?
“Chính vợ tôi đã ngăn tôi lại. Tôi đã chuẩn bị máy cắt, Betadine, và tôi đã chuẩn bị để “hành động” trong nhà xe”, bệnh nhân kể.
"Chúng tôi dự định sẽ sớm tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng. 53 đảng phái chính trị đã nộp danh sách tham gia cuộc bầu cử", ông Min Aung Hlaing cho hay trong chuyến thăm Belarus, nơi ông công bố khung thời gian bầu cử như trên, theo Reuters dẫn lại thông tin từ tờ Global New Light of Myanmar.Ông Min Aung Hlaing đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử nhưng chính quyền của ông đã nhiều lần gia hạn tình trạng khẩn cấp, trong lúc quân đội đang bị các nhóm đối lập chống chính quyền quân sự tấn công, theo Reuters.Hồi cuối tháng 1, chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, tức là 4 năm sau cuộc chính biến ở nước này vào ngày 1.2.2021, theo AFP. Ông Min Aung Hlaing khi đó nói với Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar rằng "hòa bình và ổn định vẫn cần thiết" trước khi có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và tổ chức bầu cử.Quân đội Myanmar đã lên nắm quyền sau khi đưa ra những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo, theo AFP.Chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp nhiều lần kể từ đó khi chiến đấu với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số và "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân" của lực lượng đối lập.Các cuộc xung đột ở Myanmar đã buộc hơn 3,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong khi ước tính 19,9 triệu người, hơn 1/3 dân số Myanmar, sẽ cần viện trợ nhân đạo vào năm 2025, theo AFP.
Có cần kế hoạch đặc biệt cho Messi trước Copa America?
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào cho thấy những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người gây gổ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Quyết định của ông Trump trái ngược những bình luận của Phó tổng thống JD Vance, người khẳng định ông Trump sẽ chỉ ân xá cho những người không có hành vi bạo lực.Việc ân xá là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump cho những người ủng hộ. Theo AP, việc được cởi bỏ một số sức ép, chẳng hạn ông không còn phải nghĩ đến việc tranh cử do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp Mỹ, hay Tòa án Tối cao đã trao quyền miễn trừ cho các tổng thống, đã giúp ông Trump phần nào thoải mái hơn khi đưa ra quyết định. Đối với những người mà tân tổng thống Mỹ cho là có quan điểm đối lập, ông Trump đã đưa ra những biện pháp như ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Các quyết định bảo vệ những người trên được gia hạn liên tục dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden, khi có những đe dọa tính mạng nhằm vào họ. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông.Trong những ngày đầu nhậm chức, Trump đã chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã có những bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm đứng ngoài quan sát những diễn biến chính trị.Ông Trump đã tận dụng thời gian để tạo dấu ấn với gần 200 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên, cùng các quyết sách sau đó về nhiều vấn đề. Quy mô sắc lệnh cũng vượt qua người tiền nhiệm Joe Biden trong những ngày đầu tại Phòng Bầu dục. Tổng thống Mỹ được cho là đã cố nhanh chóng xóa đi những gì được xem là hình ảnh của chính quyền ông Biden, bao gồm cải tổ lại bộ máy nhân sự chính phủ, xóa đi 4 năm sáng kiến liên bang về chương trình DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập), hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới phía nam và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của Trump mang tính biểu tượng và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng ông Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên sau đó khoảng một tiếng, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47.Ông có màn công kích người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị, được đề cập từ cuộc gặp những người ủng hộ tại Điện Capitol sau diễn văn nhậm chức, đến bài phát biểu ở nhà thi đấu Capitol One Arena và buổi hỏi đáp với các phóng viên tại Phòng Bầu Dục.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 và tồn tại hơn 1 thế kỷ. Thẩm phán tòa án quận John Coughenour, người đã chặn sắc lệnh trên, cho rằng “đây là một lệnh vi hiến trắng trợn”. Các vụ án không chỉ quyết định xem những hành động gây tranh cãi của ông Trump sẽ dẫn đến kết cục như thế nào, mà còn đánh giá thẩm quyền và năng lực mà mỗi tổng thống Mỹ có thể thực hiện nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump, một doanh nhân có tiếng tại Mỹ trước khi tham gia chính trường, là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới, với phần lớn tham gia vào lĩnh vực công nghệ. Họ có thể là đối tác với chính quyền Mỹ, song lại là đối thủ trên thương trường, đặc biệt trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao hiện nay như công nghệ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên và con số chỉ là phóng đại, trong khi Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể đứng giữa các cuộc cạnh tranh của các tập đoàn hàng đầu. Phát biểu hôm 23.1, ông Trump nói rằng: “Những người trong thỏa thuận 500 tỉ USD là những người rất thông minh, nhưng ông Elon Musk có thể không thích. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người ghét tôi”.Ông Trump là một người dành sự hâm mộ cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley. Ngoài việc ký sắc lệnh trong ngày đầu tiên yêu cầu đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley, ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế của cố tổng thống Mỹ, cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, giới kinh tế học cho rằng chính sách của vị tổng thống thứ 25 không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Chẳng hạn, tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation cho hay doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.